Nhân dịp người người ngỏ ý muốn làm Kols, nhà nhà cảm thấy mình cần 1 cái danh có giá.
 
Mình chia sẻ 1 chút với các bạn (đặc biệt là các bạn làm nghề viết, freelancer, cái tên giúp bạn định giá sản phẩm) về vài lưu ý khi làm nhân hiệu.
 
1. Cái lỗi to đùng và hay gặp nhất là các bạn quá tập trung vào “branding” mà quên mất phần “personal”.
Trước khi truyền thông ra bên ngoài, hãy xác định cho rõ bạn là ai? Giá trị của bạn thuộc về cộng đồng nào? Những thứ tự nhiên nhất mà bạn không cần “tỏ ra” để làm thương hiệu. Bạn không giả vờ mãi được đâu. Hãy để người ta biết đến bạn, như 1 con người đúng nghĩa.
Lúc làm brand lớn, người ta còn xác định cá tính thương hiệu là gì và nỗ lực chứng minh cá tính đó. Thế thì tại sao bạn lại đi tìm 1 công thức cứng nhắc để quên đi cá tính của mình?
2. Hãy chuẩn bị 1 bộ ảnh profile có nghĩa. Chứ làm ơn, xin đừng post nào cũng up ảnh selfie cà qua 8000 filter. Xong lại còn zoom sát mặt. Trừ khi bạn cực đẹp, thì được.
Ảnh profile có nhiều dạng. Phổ biến là loại chụp ở studio, ăn mặc chỉn chu. Loại này nhìn hơi tẻ nhạt, và hay bị ngại vì 1 số nhóm chuyên vest các thứ.
Loại ảnh profile thứ 2 gần với đời sống – công việc hàng ngày của bạn. Ảnh khoảnh khắc bạn làm việc một cách chuyên nghệp nhất. Hay ảnh bạn tận hưởng 1 không gian bạn yêu thích. Nói chung, ảnh gì, chụp đâu, nó nên có bối cảnh, có câu chuyện trong hình. Cái hình bạn đưa lên phải làm rõ hơn cái cá tính hay hoạt động của bạn.

 

3. Có nên chia sẻ thành công của bạn không? – Có! Nhưng đừng khoe mẽ.

Ngay cả nếu bạn chỉ đọc các con số một cách thật to: số tiền bạn đạt được, số hợp đồng bạn ký, số event bạn host. Thì nói thật là nó vẫn mang màu sắc khoe hơn là chia sẻ.

Chia sẻ thành công là thế nào?
Bạn có quyền ăn mừng 1 thành tựu của bản thân, hãy chia sẻ về cảm xúc và nỗ lực đạt được. Giây phút phấp phỏng với giây phút vỡ òa trong niềm vui. Hãy chia sẻ về sự trưởng thành và trải nghiệm bạn thu về khi được người khác ghi nhận.
Hoặc, những thứ kinh nghiệm, bài tập hay những con người cùng bạn trải qua sự kiện đó như thế nào. Kể ra. Dùng ngôn từ đơn giản, ko cố thêm mỹ từ để kể. Đối tác nói gì, quote lại. Bạn làm gì, mô tả lại. Hướng dẫn người khác thử thực hành (nếu có thể và sẵn lòng chia sẻ). Bạn có để ý những người làm bánh giỏi họ nổi tiếng hơn sau mỗi lần chia sẻ cách làm 1 loại bánh ko? Chứ ko phải khi họ tự khen bánh họ ngon. Người viết cũng thế, đừng khoe tôi viết hay nữa. Hãy viết và xuất bản nội dung của bạn ở đâu đó thôi (sách, youtube, blog, page…)
 
4. Cân nhắc nguồn lực khi làm nhân hiệu.
Đây là cuộc chơi tốn kém. Không ai tự dưng nổi tiếng ngay cả khi họ sẵn có tố chất tài năng. Nguồn lực ở đây tính bằng tiền, thời gian, sức khỏe và cả sự ổn định tinh thần của bạn. Và nó có thật sự cần ko? Cần làm đến mức nào? Kênh nào? Lập chiến lược thì bớt mơ mộng, đặt mục tiêu tổ ngàn like nhen.

5. Nhân hiệu ko chỉ đo bằng số like face hay visit website.
Câu hỏi cuối cùng cho cả truyền thông lẫn triết lý cuộc đời vẫn là: giá trị của bạn nằm ở đâu?
Mình biết có những bạn creative viết 1 concept giá trăm ngàn đô, vẫn đăng toàn tút tình yêu. Có CMO toàn post ảnh cá rán, cơm chiên.
Vì mạng xã hội ko phải lựa chọn của họ, họ chỉ cần 1 nơi giải trí.
Nhân hiệu cuối cùng vẫn là con người bạn có thật sự tạo ra sự ảnh hưởng tới người khác, có đáng tin cậy? Bạn có năng lực hiện thực hóa các dự án người ta đề xuất hay không?
Nói chung, nhân tài ẩn dật từ bỏ cuộc chơi đếm like nhiều lắm. Họ có nổi tiếng không? Nổi vãi ra.
Nên đừng so đo chuyện ko ai tương tác với những gì bạn up lên. Tập trung định nghĩa bản thân mình đi.